Các Kiểu Tính Cách Của Tình Nguyện Viên

Quản trị nhân sự là một việc nên làm; nhưng nó cũng khá thử thách. Bạn có cơ hội gặp gỡ nhiều con người thú vị và học hỏi từ họ khi các bạn làm việc với nhau. Tuy nhiên, với tư cách là người quản lí chương trình bạn cũng có trách nhiệm giải quyết tất cả những tính cách khác thường của họ. Họ sẽ có những cấp độ kinh nghiệm, sở thích, động lực và kĩ năng khác nhau. Một phần công việc của bạn là cân bằng một cách hiệu quả tất cả những yếu tố đó để giúp các tình nguyện viên làm việc như một đội và thành công với những mục tiêu tình nguyện của họ.

Khả năng nhận diện những nét tính cách tiêu biểu một cách xác đáng khá quan trọng; và việc biết đặt để những tính cách và kĩ năng đa dạng này vào những nhóm dự án cũng quan trọng. Dưới dây là một cái nhìn tổng thể của 4 kiểu tính cách cơ bản mà bạn có thể gặp.

  • Người chỉ huy (tính cách loại "A")- Người tính cách loại A thường rất độc lập, thẳng thắn và đi thẳng vào vấn đề. Họ toát ra tính đảm đương, và thường sẽ đề nghị bạn tìm ra điểm mấu chốt hoặc đưa cho họ bản tóm tắt để đọc. Họ không thích thủ tục và thường giao phó công việc thủ tục hằng ngày cho một ai đó khác. Họ rất quyết đoán và kiên định trong việc đạt được những gì họ cần và muốn.
  • Người hòa nhập (tính cách loại "B")- Người loại B thích sự vui vẻ, đi du lịch, là một phần của nhóm, và thường là trung tâm của sự chú ý. Họ thích sự sôi nổi và được mọi người để ý đến; họ thường là kiểu "năng lượng dồi dào". Kiểu người này có xu hướng nói nhiều và thoải mái với mọi người và thông thường khá có sức thuyết phục.
  • Người chi tiết, chi tiết và chi tiết (tính cách loại "C")- Người loại C phát triển được nhiều nhờ những chi tiết, sự đúng đắn, và làm mọi thứ một cách nghiêm túc. Họ thường rất gọn gàng, tính toán và chính xác ở hầu như mọi thứ họ làm.
  • Người luôn luôn phụ thuộc (tính cách loại "D")- Người tính cách loại "D" tiêu biểu không thích thay đổi, thay vào đó họ lại thích những chỉ dẫn để từ đó mà làm theo, và họ sẽ không phiền khi phải làm một thứ lặp đi lặp lại. Họ thường thường đúng giờ và kiên định.

Xung đột giữa những tình nguyện viên

Những nét tính cách trái ngược nhau có thể bổ sung cho nhau khi mà họ cố gắng hiểu quan điểm của người khác. Tuy nhiên, mỗi người quản lí tình nguyện viên đều sẽ, ở một thời điểm nào đó, gặp phải sự xung đột tính cách. Việc giải quyết trường hợp này với một sự quan tâm, nhạy cảm và tính thận trọng là rất quan trọng. Trò chuyện một cách thẳng thắn và chuyên nghiệp với tình nguyện viên của bạn để cố gắng loại  bỏ đi vấn đề. Hỏi ý kiến một thành viên tổ chức khác hoặc người quản lí tình nguyện viên - người mà có thể khắc phục sự cố với bạn và giúp giải quyết vấn đề. Ghi chép lại các biến cố ngay lập tức và liên lạc với văn phòng nếu bạn không cảm thấy bạn giải quyết được vấn đề. Nếu vấn đề được gây nên bởi một khác hàng của bên dịch vụ, hỏi xin ý kiến của một người đại diện bên nhánh đó.

Người đại diện có trách nhiệm quản lí các khách hàng; bạn thì có trách nhiệm quản lí các tình nguyện viên. Việc nhận ra và giải quyết các vấn đề giữa tình nguyện viên là rất quan trọng. Bạn không thể chỉ làm ngơ trước vấn đề và hi vọng nó sẽ tự biến mất. Việc đó sẽ ảnh hưởng tới những tình nguyện viên khác cũng như kinh nghiệm của họ, và có thể ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.